Sơn tường là bước quan trọng quyết định vẻ đẹp diện mạo ngôi nhà của bạn. Vì vậy, khâu này luôn được các gia chủ đặc biệt quan tâm để ý. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ được những quy trình kỹ thuật sơn nhà đẹp chuẩn mực. Nếu biết được kiến thức chuyên môn về sơn nhà, các gia chủ có thể tự tay sơn mới cho tường nhà vừa tiết kiệm chi phí, vừa có được những bức tường đẹp mang đậm màu sắc của chính mình.
Quy trình sơn tường nhà chuẩn
Để sơn nhà, sơn tường tốt thì chắc chắn ngoài việc lựa chọn loại sơn nào tốt, bền và đẹp còn cần phải nắm rõ được kỹ thuật sơn nhà đúng cách. Bởi lẽ chất lượng sơn chỉ tạo nên 50% thành công về chất lượng và thẩm mỹ, còn lại sẽ phụ thuộc vào tay nghề của thợ sơn có kỹ thuật, nắm vững và thi công đúng các bước, quy trình sơn nhà cửa hay không.
2.1 Quy trình thi công sơn nhà mới
Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt sơn
- Trước khi thi công sơn tường, công trình cần phải đạt được độ khô cần thiết. Thông thường, trong điều kiện thời tiết lí tưởng, khô ráo liên tục thì sau khoảng 3 tuần có thể thi công sơn được. Tính cả thời gian để tường nhà khô và thi công sơn có thể kéo dài 2 hoặc 3 tháng.
- Để độ bám dính của lớp bả matit hoặc lớp sơn phủ đạt hiệu quả tốt nhất, cần loại bỏ hết các tạp chất bằng cách dùng đá mài vệ sinh bề mặt tường.
- Tiếp đến dùng giấy ráp mịn hoặc thô vệ sinh tường lại lần nữa để loại bỏ hết sạn cát còn lại bám trên bề mặt tường, sau đó mới vệ sinh bụi bẩn.
- Trước khi tiến hành bả bột matit hoặc thi công sơn lót, nếu bề mặt tường quá khô cần tiến hành làm ẩm qua bề mặt tường bằng cách dùng Rulo lăn với nước sạch hay phun hơi nước dưới dạng sương mù.
Bước 2. Thi công sơn chống thấm
Khi tiến hành sơn tường, một số người có quan niệm sai lầm rằng sử dụng sơn chống thấm bên trong nhà là không cần thiết. Sở dĩ phải phải sơn chống thấm là bởi vì sẽ bảo vệ cho công trình tránh khỏi tác động của yếu tố mưa ẩm, bên cạnh đó vẫn giữ được độ bền đẹp cho căn nhà của bạn. Đặc biệt là ở Việt Nam, việc sơn chống thấm càng quan trọng hơn. Do nước ta có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, làm cho nhà dễ xảy ra hiện tượng thấm và dột hơn. Do đó đối với những bề mặt không trang trí hoặc không sơn màu thì cần phải tiến hành sơn chống thấm.
- Quy tắc trước khi tiến hành sơn đều phải vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần sơn. Sơn chống thấm cũng phải vậy. Tường cần được vệ sinh qua nhằm tăng độ bám dính cũng như tuổi thọ của lớp sơn.
- Khi tiến hành sơn chống thấm, bạn phải trải qua hai lần sơn. Lần thứ nhất, trước khi thi công cần hòa trộn sơn chấm thấm với xi măng theo tỉ lệ 1:1. Lưu ý: Hỗn hợp sau khi đã pha trộn cần thi công ngay, không được để lâu quá 3 tiếng.
- Muốn thi công sơn lần 2 thì phải để lớp sơn lần 1 đạt được độ khô nhất định. Thông thường là 2 tiếng sau khi thi công lần 1 mới tiến hành cho thi công hoàn thiện lần 2.
- Cách pha trộn lớp sơn lần 2 tương tự như lần 1. Sau khi thi công xong nếu quan sát bằng mắt thấy lớp sơn phủ đều trên bề mặt, không có vệt, không bị lệch màu giữa các lớp thì công trình đã đạt yêu cầu.
Bước 3. Bả (trét) bột matit
Cũng giống như sơn chống thấm, quy trình bả (trét) bột matit cũng phải trải qua 2 lần thực hiện để bảo vệ lớp sơn cũng như thời gian của tường sơn được lâu với thời gian.
- Bả (trét) lần 1:
- Trộn đều hỗn hợp được làm từ bột bả ( trét) và nước sạch theo tỷ lệ thích hợp. Trộn cho đến khi bột đạt tới độ dẻo quánh là thi công được.
- Tiến hành bả ( trét) bằng dụng cụ thi công chuyên biệt sau đó để khô từ 1-2 tiếng trước khi tiến hành bả hoàn thiện lần 2, nếu để lâu hơn thì bột sẽ bị chết. Một lưu ý khi tiến hành thi công lần 2 là cần loại bỏ hết các gợn, bột vón cụ, sạn có trên tường nhằm tăng độ bám dính.
- Bả (trét) lần 2:
- Sau một thời gian nhất định đợi bột đạt đủ độ khô cần thiết ta tiến hành cho thi công lần 2.
- Sau khi bả (trét) lần 2 xong, để bột khô trong vòng 3 tiếng, sau đó làm phẳng bề mặt bằng cách dùng ráp mịn. Chú ý không dùng ráp nhám vì sẽ làm xước bề mặt.
- Để việc làm phẳng được tốt hơn, trong quá trình ráp nên dùng bóng điện chiếu vào, sẽ giúp cho việc phát hiện chỗ lồi lõm được dễ dàng hơn. Một lưu ý cần biết là không nên bả sửa quá 2 lần và không nên bả quá dày vì dễ gây ra hiện tượng bong tróc.
- Có thể thi công bước tiếp theo sau 24 tiếng.
Bước 4: Thi công sơn lót
Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện có thể sơn lót 1 hoặc 2 lớp chống kiềm bằng rulo. Nếu sơn 2 lớp thì mỗi lớp sơn phải đảm bảo cách nhau ít nhất 1 tiếng để đảm bảo độ khô cần thiết. Có thể gia tăng độ phủ tối đa và giúp cho việc thi công được dễ dàng hơn bằng cách pha thêm 10% dung môi (nước sạch) theo thể tích trước khi thi công.
Bước 5: Thi công sơn màu hoàn thiện
- Sơn màu lần 1:
- 2 tiếng sau khi sơn lót có thể tiến hành thi công sơn màu lần 1.
- Tùy vào bề mặt sơn hay mong muốn của bản thân mà bạ có thể chọn dụng cụ thi công là máy phun sơn, cọ hoặc Rulo.
- Trước khi thi công nên pha loãng sơn màu với 10% dung môi (nước sạch) theo thể tích để đạt độ phủ tối đa và dễ hơn cho việc thi công.
- Sau khi sơn màu lần 1 cần tiến hành quan sát những khiếm khuyết còn lại của các khâu thi công trước và sửa chữa, rút kinh nghiệm cho lớp sơn hoàn thiện lần cuối.
- Sơn màu lần 2:
- Ta tiến hành sơn hoàn thiện lần cuối sau 2 tiếng hoàn thành lớp sơn lần 1. Do đây là lớp sơn hoàn thiện cuối cùng nên thi công phải hết sức cẩn thận, tỉ mỉ.
- Khi sơn xong, dùng bóng điện chiếu rọi vào tường và quan sát. Nếu thấy sơn phủ đều, không bị 2 màu, không để lại vết và bề mặt tường sáng đều là đạt.
===>> Để được tư vấn tốt hơn về sản phẩm, giả cả và các chương trình khuyến mãi:
Liên hệ Chuyên viên kinh doanh sơn dành cho khách hàng dự án: 0933 39 6622
Liên hệ tư vấn báo giá Kinh doanh sơn khách công trình nhà dân (trên 5 thùng): 0933 39 6622
Liên hệ tư vấn báo giá Kinh doanh sơn khách lẻ (dưới 5 thùng): 09688.433.90
Chuyên phân phối hệ thống sản phẩm sơn
cho các công trình Dự án An Ninh Quốc phòng, Trường học, Bệnh viện, Nhà xưởng và hệ thống Đại lý, Nhà thầu thi công tại khu vực Miền Bắc.